UngBien.Khaitri.net - Hệ tư duy Ứng Biến của Khai Trí
1 năm trướcLưu ý: Hãy đọc bài About.Khaitri.net và HeDieuHanh.Khaitri.net trước khi đọc bài này.
Bạn có thể chia sẻ hoặc truy cập nhanh vào bài viết này bằng tên miền UngBien.Khaitri.net
Vì sao các thành viên của Khai Trí cần cài đặt hệ tư duy Ứng Biến?
Bởi vì trong thời kỳ biến động nếu bạn chỉ được cài đặt hệ tư duy thực thi thì bạn sẽ chỉ biết làm theo những ‘công thức thành công’ đã lỗi thời mà không biết ứng phó với sự biến đổi của thời thế, nên bạn sẽ không thể thích nghi được với sự biến động và bị cuốn đi trong những cơn bão khủng hoảng.
Để ứng phó được với sự biến động thì bạn cần phải nhận ra cái gì đang thay đổi và cái gì luôn bất biến, nhờ đó bạn mới có thể ‘dĩ bất biến ứng vạn biến’, nên mới thích nghi được với sự biến đổi của môi trường. Để có khả năng ‘dĩ bất biến ứng vạn biến’, bạn cần phải cài đặt hệ tư duy ‘Dĩ bất biến ứng vạn biến’, hay gọi tắt là hệ tư duy Ứng Biến.
Do hầu hết chúng ta đã được cài đặt hệ tư duy Thực Thi trong suốt 12 năm học phổ thông và 5 năm học đại học nên để có thể cài đặt hệ tư duy Ứng Biến thì trước tiên bạn cần phải gỡ bỏ hệ tư duy Thực Thi trước đã. Bạn hãy nhớ lại những ‘công thức thành công’ mà bạn đã được dạy và chuyển nó sang cách tư duy ứng biến, và làm điều đó với bất cứ công thức hay quy trình nào mà bạn biết được thì bạn sẽ gỡ bỏ được hệ tư duy Thực Thi và dần cài đặt hệ tư duy Ứng Biến.
Sau khi thực hiện xong bước gỡ bỏ đó rồi, bạn hãy chọn cho mình một nhiệm vụ khó khăn nào đó và dùng hệ tư duy Ứng Biến để tìm ra giải pháp cho vấn đề đó. Hãy lặp lại điều đó cho những vấn đề khác nhau mà bạn thấy hứng thú khi giải quyết nó.
Cốt lõi của hệ tư duy ứng biến đó là: bất cứ sự việc gì thì cũng có một cái lõi bất biến, còn những thứ khác sẽ thay đổi vạn biến quanh cái bất biến ấy. Hãy kiên định với cái bất biến và uyển chuyển thay đổi theo cái vạn biến. Cái bất biến của sự vật này có thể là cái vạn biến của sự vật khác, cái bất biến trong lúc này có thể là cái vạn biến trong lúc khác, tùy vào góc nhìn và nhận thức của mỗi người.
Cài đặt hệ tư duy ứng biến bằng cách nào?
Bạn cần đăng ký tại Register.Thinking.edu.vn để được cài đặt hệ tư duy này và hoàn thành các BaiTap.Khaitri.net
VÍ DỤ 1: ứng dụng tư duy ứng biến cho việc xác định mục tiêu và hoạch định chiến lược
- Lưu ý: bạn cần luyện tập thật kỹ điều này vì trong mọi buổi bàn thảo của Khai Trí đều sử dụng hệ tư duy này để bàn luận và ra quyết định dựa trên sự đồng thuận. Nếu bạn không có cùng hệ tư duy ứng biến này thì không được tham gia vào các buổi bàn luận của Khai Trí.
Trong hoạch định chiến lược cho một điều gì đó, Cái bất biến thường là mục tiêu, sứ mệnh, lý do tồn tại, lẽ sống, chúng ta thống nhất gọi chung là WHY. Cái WHY thường bất biến trong một thời gian dài, trừ khi có sự thay đổi lớn thì có thể cái WHY sẽ thay đổi. Ví dụ, cái lẽ sống (WHY) của người này có thể là hạnh phúc trong nội tâm, của người khác có thể là giàu có hoặc danh vọng... Mục tiêu (WHY) của người này khi đến trường là để học kiến thức, còn người khác là để lấy bằng cấp… Mục tiêu (WHY) của người này khi đi làm là để tăng trải nghiệm, còn người khác là để kiếm tiền…
Để đạt được cái WHY bất biến ấy thì ta có nhiều cách khác nhau, chúng ta thống nhất gọi cách thực hiện, hoặc triết lý hành động là HOW. Để đạt được cái WHY bất biến thì người này làm theo HOW 1, người kia làm theo HOW 2… nên mỗi người sẽ có một cách giải quyết vấn đề khác nhau mặc dù chung một mục tiêu WHY. Ví dụ, mặc dù cùng muốn được hạnh phúc trong nội tâm nhưng người này chọn cách theo con đường học vấn (HOW 1) vì họ cho rằng kiến thức sẽ khiến họ hạnh phúc, còn người kia theo con đường kinh doanh (HOW 2) vì họ cho rằng cần phải có thật nhiều tiền thì họ mới thấy không còn lo lắng, lại có người nọ theo con đường tiến hóa tâm linh (HOW 3) vì họ cho rằng hạnh phúc của hai người kia chỉ là hạnh phúc của thân xác chứ không phải của linh hồn.
Mỗi cách làm HOW cần sử dụng những công cụ và phương tiện khác nhau, chúng ta thống nhất gọi các công cụ và phương tiện là WHAT. Tùy theo hoàn cảnh, khả năng tài chính, sở trường của mỗi người mà họ sẽ chọn một công cụ (WHAT) khác nhau, miễn sao phù hợp với cách làm HOW của họ và đạt được mục tiêu WHY mà họ hướng đến. Ví dụ: người chọn cách HOW 1 ở trên cần rất nhiều sách vở (WHAT 1) và trường lớp (WHAT 2), còn người chọn cách HOW 2 cần rất nhiều tiền bạc (WHAT 3) và mối quan hệ (WHAT 4), trong khi người chọn cách HOW 3 lại cần một người sư phụ (WHAT 5) và một ngôi chùa (WHAT 6).
VÍ DỤ 1:
Nếu bạn là một người được cài đặt hệ tư duy Thực Thi theo từng bước, có thể bạn sẽ dạy con bạn rằng: để có được hạnh phúc, con cần theo các bước sau: học thật giỏi ở trường phổ thông (Bước 1) để vào một trường đại học thật tốt (Bước 2), tiếp tục học thật tốt để có học bổng học cao học tại một trường đại học của Hoa Kỳ (Bước 3), rồi học lên tiến sĩ, giáo sư (Bước 4). Càng học cao con sẽ càng cảm thấy hạnh phúc. Hoặc có thể bạn sẽ dạy rằng: để có được hạnh phúc, con phải thật giàu có. Để giàu có con phải tập kinh doanh từ khi còn nhỏ, và cách tốt nhất là con nên phụ việc kinh doanh của cha mẹ ngay từ bây giờ (Bước 1) để sau này có thể nối nghiệp kinh doanh của gia đình ta (Bước 2).
Sau khi bạn được cài đặt hệ tư duy ứng biến, bạn sẽ dạy con bạn rằng: để có được hạnh phúc (WHY) thì có nhiều cách khác nhau (HOW) cho con lựa chọn. Có người chọn theo con đường học vấn (HOW 1) như cậu A nhà mình vì cậu ấy cảm thấy hạnh phúc khi có nhiều kiến thức, có người chọn theo con đường kinh doanh (HOW 2) như bác B nhà mình vì bác ấy không thể an tâm khi thiếu thốn tiền bạc, lại có người chọn theo con đường tâm linh (HOW 3) như ông C hàng xóm nhà mình vì ông ấy cho rằng cách của cậu A và bác B chỉ là hạnh phúc của thể xác chứ không phải là hạnh phúc của linh hồn. Con nên gặp cả ba người ấy để học hỏi và lắng nghe cảm xúc của con thích cách của người nào nhất rồi chia sẻ với ba nhé! Cha con mình sẽ cùng nhau bàn luận tiếp về những thắc mắc của con sau khi con gặp họ.
VÍ DỤ 2:
Nếu bạn là một người được cài đặt hệ tư duy thực thi theo từng bước và bạn muốn lập một team đào tạo kỹ sư xây dựng trong Construction.edu.vn , thì có thể bạn sẽ dạy sinh viên của bạn như vầy: đầu tiên các em cần phải học các môn cơ sở của ngành như Sức bền vật liệu và Cơ kết cấu (Bước 1), các môn này sẽ giúp các em học tiếp các môn học chuyên ngành như Bê tông cốt thép (Bước 2), cuối cùng các em sẽ tổng hợp các kiến thức đó lại trong Đồ án tốt nghiệp (Bước 3) để được cấp bằng tốt nghiệp tại Degree.vn
Khi bạn đã được cài đặt hệ tư duy Ứng Biến thì bạn sẽ nói với sinh viên như vầy: các em thân mến! Nhiệm vụ của người làm nghề xây dựng không chỉ là đi xây nhà, mà sứ mệnh của chúng ta là đáp ứng nhu cầu về chỗ ở cho mọi người trong xã hội (WHY). Những ai có đất và có tiền thì chúng ta sẽ giúp họ xây nhà mới (HOW 1), những ai đang có nhà thì chúng ta sẽ giúp họ tu sửa căn nhà để có chỗ ở tốt hơn (HOW 2), những người không có đất và có nhà nhưng vẫn cần một chỗ ở thì các em có thể xây nhà để cho họ thuê lại (HOW 3). Để làm những việc ấy thì cần rất nhiều người, mỗi người một việc khác nhau. Có em sẽ chuyên thiết kế kết cấu (WHY 1), có em sẽ chuyên thi công (WHY 2). Để học mỗi lĩnh vực cũng có nhiều cách học khác nhau tùy theo nhu cầu làm việc và sở trường của mỗi em (HOW) nên các em cần tự chọn một cách học phù hợp nhất với mình từ một số cách gợi ý sau… Em nào chuyên đi thi công thì không cần học quá sâu các môn lý thuyết như Sức bền vật liệu và Cơ kết cấu mà nên đọc truyện Tam Quốc Chí và sách Đắc Nhân Tâm, ngược lại thì…
VÍ DỤ 2: ứng dụng tư duy 'dĩ bất biến ứng vạn biến' cho việc luyện công
Muốn tề gia, trị quốc, bình thiên hạ thì trước tiên cần phải TU THÂN. Vậy tu thân chính là cái BẤT BIẾN mà chúng ta thường gọi là NỀN TẢNG của một con người. Phàm là một con người, nếu muốn 'đầu đội trời' thì 'chân phải chạm đất', tức là dù bạn muốn làm bất cứ việc gì to tát thì đầu tiên cần phải tập trung luyện tập để xây dựng cái nền tảng cho vững đã, nếu không thì bạn chỉ đang xây lâu đài trên cát biển.
Hãy quan sát cách những cao thủ luyện công trong mọi lĩnh vực, bạn sẽ đều thấy một điểm chung đó là họ kiên trì luyện tập từ năm này qua năm khác những động tác cơ bản nhất chứ không luyện múa máy những chiêu thức cao siêu hoặc học mót những tiểu xảo. Lý Tiểu Long bảo rằng "Tôi không sợ người luyện 1000 cú đá khác nhau, tôi chỉ sợ người luyện một cú đá 1000 lần", và bản thân ông ngày nào cũng luyện đánh với mộc nhân cho đến khi chết. Tiger Woods cũng kiên trì luyện những cú đánh cơ bản từ khi ông biết cầm cây gậy đánh golf cho đến khi giải nghệ.
Đặc điểm để nhận biết hạt giống của cây cổ thụ so với hạt giống của loài cỏ dại đó là khi đem gieo chúng xuống đất thì hạt giống của cây cổ thụ lớn rất chậm lúc còn nhỏ, vì đó là lúc chúng tập trung phát triển bộ rễ, còn hạt giống của cây cỏ dại thì lớn thật nhanh và tàn lụi cũng nhanh như vậy.
Với con người thì điều đó lại càng đúng. Những đứa trẻ ‘hạt giống cổ thụ’ thì biết lặng lẽ tu thân từ khi còn nhỏ mặc kệ chúng bạn phô diễn những ‘chiêu thức cao siêu’, còn những đứa trẻ ‘hạt giống cỏ dại’ thì chỉ thích học mót những tiểu xảo lòe loẹt để khoe khoang mà chúng không biết đó là cách ‘tự sát tài năng’ nhanh nhất.
Nếu bạn đã thấu hiểu triết lý này thì nên theo những người sư phụ mà họ biết ngăn bạn luyện tập những chiêu thức cao siêu và bắt bạn luyện tập những kỹ năng cơ bản nhất. Khi gặp một người Mentor mà thấy họ ‘tung hỏa mù’ bạn bằng những thuật ngữ cao siêu và khoe khoang những tiểu xảo lắt léo thì tốt nhất là bạn nên lặng lẽ rời xa họ và report.khaitri.net để chúng tôi mời họ ra khỏi hàng ngũ Mentor của Khai Trí.
Vì sao chúng tôi lại khắt khe với điều này như vậy? Bởi vì một hạt giống non nớt tại Khai Trí như một tờ giấy trắng mà những nét vẽ đầu tiên sẽ hình thành nên thói quen của bạn, khi thói quen đó đã ăn sâu vào tiềm thức của bạn và hình thành nên 'hệ tư duy làm màu’ rồi thì rất khó để gột rửa những điều đó để bạn có thể học lại những điều cơ bản. Tức là tờ giấy trắng của bạn xem như vứt bỏ vì vài nét vẽ cẩu thả ban đầu của những người không có nền tảng vững vàng.
Nếu bạn muốn hiểu tác dụng của quá trình luyện tập lặp lại những điều cơ bản để chúng hằn sâu vào tiềm thức như thế nào thì hãy đọc cuốn Thiền trong nghệ thuật bắn cung và hãy tìm một người sư phụ như vậy thì bạn mới luyện được CUNG ĐẠO, nếu không thì bạn chỉ biết CUNG THUẬT thôi.
Theo dõi
F.Khaitri.net - Fanpage
G.Khaitri.net - Group Facebook
Y.Khaitri.net - Youtube channel
About.Thinking.edu.vn - Giới thiệu
Ask.Khaitri.net - Gửi câu hỏi
Register.Thinking.edu.vn - Đăng ký học
Register.Genius.edu.vn - Đăng ký vào lớp năng khiếu
Members.Thinking.edu.vn - Các thành viên
info.Thinking.edu.vn - Mọi thông tin về chúng tôi
Thinking.edu.History.vn - Lược sử phát triển
CÁC BÀI ĐĂNG
Thinking.edu.Opinion.vn - Tham luận
Thinking.edu.Invitation.vn - Sự kiện
Thinking.edu.Lesson.vn - Bài giảng và khóa học
Thinking.edu.Topwork.vn - Việc làm và tuyển dụng
Thinking.edu.Obook.vn - Online book
Thinking.edu.Ostore.vn - Online Store
Thinking.edu.Promotion.vn - Chương trình ưu đãi
Thinking.edu.Prize.vn - Giải thưởng và cuộc thi
Thinking.edu.Agreement.vn - Thỏa thuận hợp tác